Bệnh giang mai là bệnh như nào ?

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi là Treponema pallidum gây ra. Trong số các bệnh hoa liễu thường gặp, giang mai là một trong những bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh giang mai xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử của con người, theo các tài liệu y khoa cổ, bệnh giang mai được ghi nhận từ 400 năm trước và cho đến tận ngày nay bệnh vẫn còn rất phổ biến với số ca nhiễm thêm hàng năm vẫn cao.


Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh giang mai mà người mắc bệnh không biết, hãy hết sức lưu ý đến những con đường lây nhiễm giang mai điển hình như:

- Do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh

Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất mà bệnh nhân không phát hiện được triệu chứng trong thời gian ủ bệnh giang mai. Việc quan hệ tình dục với bạn tình dương tính với xoắn khuẩn giang mai làm cho căn bệnh lây lan nhanh chóng. Quan hệ tình dục ở đây tính cả các hình thức quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ qua đường miệng không bảo vệ.

- Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mắc bệnh giang mai nhưng không biết vẫn mang thai hoặc trong khi đang mang thai bị mắc bệnh có nguy cơ cao lây truyền sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối khiến đứa trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

- Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh

Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh là nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người mắc bệnh không để ý. Khi tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, ôm hôn hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng là nguyên nhân lây truyền căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ này khá ít.

Triệu chứng trong thời gian ủ bệnh giang mai


Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh thì sẽ phát hiện triệu chứng trong thời gian ủ bệnh giang mai mai qua 3 giai đoạn chính, nếu không có sự điều trị tích cực ngay từ đầu để ngăn chặn bệnh thì việc điều trị sẽ trở nên hết sức khó khăn. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1

Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 10-90 ngày, người bệnh thấy xuất hiện 1 nốt sẩn  giang mai (hay còn gọi là săng giang mai) ở bộ phận sinh dục. Sẩn giang mai khá nông, hơi cứng và không gây đau đớn gì đối với người bệnh.

- Giai đoạn 2

Xảy ra từ 4-10 tuần sau giai đoạn 1 của bệnh. Trên cơ thể người bệnh xuất hiện chỉ xuất hiện duy nhất 1  nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hơi tím ở khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là vùng lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nốt ban không gây đau, không gây ngứa, không nổi trên bề mặt da, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không bong, tróc vảy.

- Giai đoạn tiềm ẩn

Bệnh giang mai vẫn tiếp tục phát triển nhưng không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào ra bên ngoài. Giai đoạn này thường chia thành 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 sớm, thời gian tiềm ẩn dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2.

- Giai đoạn 3

Xảy ra khoảng 3-15 năm sau giai đoạn giang mai 1, giai đoạn này thường là những biến chứng của bệnh giang mai, thường chia thành 3 loại: Giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Ở giai đoạn này người bệnh hoàn toàn có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp.



--------------*------------------*----------------
📞📞 Tư vấn và đặt hẹn: HỆ THỐNG TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
📞📞 TEL tư vấn : 02433995252 - 01656565252
🏥 Địa chỉ: 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày (kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ)








SHARE THIS

0 comments: